Cơ hội kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ...
Case 1: Mở rộng thị trường
Hoàn cảnh:
Doanh Nghiệp X tại Việt Nam chuyên sản xuất đồ uống đóng hộp từ trái cây, vốn là một thế mạnh tự nhiên của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Doanh Nghiệp X gặp nhiều khó khăn khi mà thị trường trong nước ngày một nhiều nhà sản xuất mới ra đời. Nhờ đi sớm, Doanh Nghiệp X có hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn cao với nhiều chứng chỉ, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sản xuất chuẩn quốc tế nhưng lại không cạnh tranh được về giá ở thị trường nội địa chất lượng thấp dẫn tới nhà máy của Doanh Nghiệp X dư thừa năng lực sản xuất.
Vấn đề:
Làm thế nào để tận dụng được thế mạnh chất lượng để nâng cao sản lượng bán và doanh thu? Làm thế nào để không phải đánh đổi chất lượng để hạ giá thành nhằm cạnh tranh trong biển máu của hàng hóa nội địa giá thấp?
Giải pháp:
Với chất lượng sản phẩm cao, khả năng xuất khẩu và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới là có thể, nhận ra rằng Singapore là cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tại đây các luồng thông tin liên quan tới xuất nhập khẩu lượng lớn thường xuất hiện đầu tiên, Doanh Nghiệp X tiến hành thành lập Công ty Offshore Y tại Singapore và thực hiện các công tác tìm kiếm khách hàng, triển lãm sản phẩm, giới thiệu sản phẩm từ Singapore tới các quốc gia trong khu vực. Công ty Offshore Y thực chất đóng vai trò là một phòng marketing quốc tế độc lập. Nhờ đó mà Doanh Nghiệp X tăng được sản lượng xuất khẩu đồ uống sang các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Bài học: Công ty Offshore tại Singapore cho phép mở cánh cửa tiếp cận thị trường mới nhờ vào tính năng động Singapore là trung tâm xuất nhập khẩu và cảng biển lớn nhất của khu vực ASEAN
Đặt câu hỏi