Bỏ qua đến phần nội dung

Case 11: Ngành kinh doanh nội dung số

Hoàn cảnh: 

Doanh Nghiệp X là công ty Việt Nam chuyên phát hành các chương trình truyền hình thực tế, talkshow, gameshow truyền hình trên nền tảng số hóa (digital) qua hệ thống Facebook fanpage và các kênh YouTube, Vimeo, TikTok với hàng tỷ lượt xem mỗi tháng.

Vấn đề:   

Với pháp nhân hiện tại doanh nghiệp X đang gặp khó khăn khi ký kết hợp đồng đối tác sáng tạo nội dung với YouTube, Facebook, TikTok và nhận thu thập từ các tổ chức nước ngoài trên. Nếu doanh nghiệp X sử dụng tài khoản cá nhân để ký kết và nhận tiền thì rủi ro pháp lý cho cá nhân đứng tên về việc bị cơ quan quản lý nhà nước truy thu thuế thu nhập cá nhân là rất cao. Đơn cử như Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.

Từ năm 2018 đến nay, gần 5.000 tỉ đồng đã được các nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế thông qua các tổ chức tại Việt Nam. Trong đó, Facebook đã nộp gần 1.700 tỉ đồng, Google nộp trên 1.600 tỉ đồng và Microsoft nộp 576 tỉ đồng. Có trường hợp cá nhân/doanh nghiệp tự kê khai, có trường hợp cơ quan thuế áp dụng biện pháp nghiệp vụ để quản lý và truy thu. Ngày 30/06/2022 vừa qua, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết đơn vị này đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google với số tiền thuế truy thu, xử phạt lên tới 169 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 1 cá nhân được Chi cục Thuế khu vực quận 7 - Nhà Bè kiểm tra và xử lý truy thu hơn 31 tỷ đồng. Lãnh đạoCục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm qua thanh tra một công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam làm nhiệm vụ quản lý các kênh YouTube tự sản xuất nội dung trong nước, cơ quan thuế đã truy thu và xử phạt 24,3 tỷ đồng.

Giải pháp:

Để giải quyết các vấn đề bất cập hiện tại, công ty X quyết định tìm hiểu và thành lập công ty Offshore Y tại Singapore để tận dụng hành lang pháp lý thông thoáng, sự tương đồng của luật pháp Singapore với quốc gia sở tại của các công ty toàn cầu như Google, Facebook để ký kết hợp đồng và nhận doanh thu từ họ mà không gặp phải rào cản nào. Công ty Y có thể tái đầu tư về Việt Nam bằng cách trả tiền bản quyền nội dung cho công ty X.

Bài học: Đối với các công ty đang làm trong lĩnh vực kinh doanh nội dung sáng tạo, việc định hướng ngay từ đầu kế hoạch sở hữu một công ty offshore ở Singapore để vận hành là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Xem video tóm tắt quy trình

 

Đặt câu hỏi